Hứng thú trong công việc giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn và nhanh hơn
Muốn hạnh phúc cần biết ơn
Bí mật của người phụ nữ hạnh phúc
Khỏi bệnh từ... niềm tin
Hạnh phúc từ đâu đến?
Hạnh phúc
Nguồn gốc của động lực tinh thần
Giới khoa học đã nghiên cứu và chứng minh: Động lực xuất phát từ Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có bên trong não bộ con người. Dopamine chính là hormone kích thích niềm vui và sự hứng thú.
Theo các nhà khoa học, con người hoàn toàn có thể làm chủ khả năng tạo ra động lực cho bản thân. Cơ chế của khả năng này là việc bạn tạo ra môi trường kích thích sản xuất Dopamine và não bộ sẽ làm nốt công đoạn còn lại. Về bản chất, những gì con người cần làm là thường xuyên cho não tiết ra Dopamine trong công việc hàng ngày một cách lặp đi lặp lại. Sau một khoảng thời gian nhất định, não bộ sẽ quen dần với công việc này và bạn có thể điều khiển động lực cá nhân như ý muốn.
Muốn vậy, để cho não tiết Dopamine và gia tăng hứng thú khi làm việc, cần:
1. Tăng cường tập trung
Trong khi làm việc, sẽ có rất nhiều việc diễn ra trong tâm trí, hoặc các nhân tố bên ngoài khiến bạn bị phân tâm. Do đó, khi làm bất kỳ một việc nào đó, hãy dồn sự tập trung tư tưởng tối đa cho công việc.
2. Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản hơn. Khi thấy mất hứng thú, hãy nhắc nhở bản thân nghĩ về những khía cạnh tích cực trong công việc như: Bạn đang có công việc đúng chuyên môn mà nhiều người ao ước, bạn được trả lương đều đặn và mức lương đủ cho bạn trang trải cuộc sống, môi trường làm việc thân thiện và mọi người luôn yêu quý nhau… Suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn phấn chấn và lạc quan hơn.
Suy nghĩ tích cực giúp bạn thành công trong cuộc sống
3. Thử thách bản thân
Hãy tìm kiếm những thách thức mới trong công việc, bởi một trong những lý do khiến bạn cảm thấy chán việc chính là sự nhàm chán. Hãy sáng tạo để công việc của bạn trở nên thú vị hơn. Hãy chủ động trao đổi với sếp để nhận một dự án mới, giúp đỡ một nhân viên mới hay tìm hiểu công việc ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh của công ty…
4. Học, học nữa, học mãi
Các khóa học liên quan đến công việc sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, mang lại điều mới mẻ trong công việc, hơn nữa lại giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, thêm vào hồ sơ tìm việc khi bạn sẵn sàng tìm kiếm cơ hội mới.
5. Mang niềm vui vào nơi làm việc
Công việc của bạn cần sự nghiêm túc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể có chút niềm vui nào khi làm việc. Hãy tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ ở nơi làm việc, như mang một ít bánh kẹo đến công ty ăn cùng đồng nghiệp, hay ăn trưa cùng mọi người, rủ đồng nghiệp tham gia các hoạt động giải trí ngoài giờ.
6. Sắp xếp lại thời gian
Trạng thái mệt mỏi, chán chường đôi khi do cảm giác “quá tải” gây ra. Nếu bạn đang cảm thấy mình dành quá nhiều thời gian cho công việc, không có chút thời gian nào cho sở thích cá nhân, thì hãy dừng ngay việc này lại. Bạn cần sắp xếp, điều chỉnh lại thời gian để hoàn thành công việc cho phù hợp và cho phép bản thân rời khỏi văn phòng đúng giờ. Tuy nhiên, ai rồi cũng có lúc phải làm việc ngoài giờ để hoàn thành công việc, dự án. Tuy nhiên, đừng để tình trạng này xảy ra quá thường xuyên.
Thiếp lập thời gian làm việc khoa học giúp bạn rời văn phòng sớm hơn
7. Tô điểm cho cuộc sống cá nhân
Ngoài công việc, bạn cũng nên làm nhiều điều thú vị khác cho cuộc sống. Nếu tuần làm việc của bạn đơn thuần chỉ là buổi sáng thức dậy, ăn sáng, đi làm, về nhà, ăn tối, xem tivi, sau đó đi ngủ, thì thật là nhàm chán.
Bạn nên cố gắng dung hòa những hoạt động xã hội vào tuần làm việc. Ví dụ như đăng ký lớp học yoga hay đi xem một bộ phim ngoài rạp, đi cà phê với bạn bè… Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà đôi khi có những điều để mong đợi trong suốt tuần làm việc cũng sẽ giúp bạn làm việc năng suất hơn.
Bình luận của bạn